Hỏi đáp về Vắc xin

Có rất nhiều loại vắc xin tiêm ngừa cho trẻ em từ khi chào đời cho đến lúc 15 tuổi. Trong đó, nhiều loại phải nhắc lại nhiều lần, hơn nữa lịch chích ngừa lại phụ thuộc vào điều kiện sức khỏe và sự khan hiếm thuốc. Nếu là một vắc xin “sống” (Lao, Sởi, Quai bị, Rubella, Thủy đậu) với một vắc xin “bất hoạt” (các loại còn lại): chích cùng lúc hoặc cách bao lâu cũng được. Có nơi hẹn cách 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng là bình thường. Nếu là một vắc xin sống (Sởi, Quai bị, Rubella) với một vắc xin sống khác (Thủy đậu): chích cùng lúc hoặc cách ít nhất 1 tháng. Hẹn cách 1 tháng là bình thường. Chích cùng lúc là chích cùng một buổi tiêm, cách nhau 30 phút theo dõi. Cách này có thuận lợi là: thuận tiện đi lại (bé ở xa), bảo vệ nhanh với nhiều bệnh (như khi có dịch, đi du lịch hay các bé chích trễ lịch…). Nhưng cũng có chút bất lợi là đau nhiều hơn hoặc sốt nhiều hơn.
Xin nói ngay rằng, tiêm vacxin hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe. Hiện có nhiều sản phẩm phối hợp, tức nhiều loại vacxin trong cùng một mũi tiêm, để khỏi phải tiêm nhiều lần. Trước đây, để phòng viêm não mủ HIB và ho gà, uốn ván, bại liệt, trẻ phải tiêm ít nhất 2 lần; nhưng bây giờ chỉ cần tiêm một mũi Pentact-HIB. Tuy nhiên, với vacxin sống giảm hoạt lực thì không thể tiêm cùng lúc vì chúng sẽ gây tương tác thuốc, còn gọi là cạnh tranh kháng thể. Chẳng hạn, vacxin thủy đậu và vacxin quai bị phải tiêm cách nhau ít nhất một tháng mới có tác dụng. Trong thực tế, không có trường hợp mắc hai bệnh cùng lúc, vì khi đã mắc bệnh thì không thể tiêm vacxin nữa mà phải điều trị. Vacxin chỉ để phòng ngừa trước khi nhiễm bệnh. Trong trường hợp vừa tiêm phòng viêm gan B nhưng sắp đi du lịch, muốn tiêm vacxin khác như cúm chẳng hạn, thì nên báo cho bác sĩ biết ngày tiêm viêm gan để được tư vấn hợp lý. Cũng có một vài trường hợp người chích ngừa vacxin bị tác dụng phụ nhưng rất thấp.
Tùy theo loại vacxin. Biểu hiện chung thường là sưng, nóng, đỏ, đau ở vùng tiêm, hoặc bị ngứa, nhức đầu, mỏi mệt, đau cơ, đau khớp… Sau khoảng 3-4 ngày là hết. Cũng có trường hợp bị sốc thuốc nhưng rất hiếm. Nếu bị sốc, cần đến nơi tiêm để xử lý tại chỗ, hoặc đến trạm y tế gần nhất để theo dõi; nếu nặng thì nên đưa lên tuyến trên để hội chẩn và điều trị.
Đối với trẻ em dưới một tuổi, 7 loại vacxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng là ưu tiên. Bởi ở độ tuổi này, trẻ chưa tiếp xúc với môi trường sinh học (lối sống, thói quen) cũng như môi trường bệnh, cần tiêm phòng để hạn chế các bệnh tật về sau. Đối với người lớn, nếu làm việc ở môi trường dễ lây nhiễm hoặc đi đến vùng có bệnh dịch thì nên ưu tiên tiêm các vacxin như viêm gan A, B. Người đi du lịch nên tiêm viêm não Nhật Bản, cúm, thương hàn. Với các loại bệnh khác, nếu có điều kiện thì nên tiêm.
Trong các bệnh như viêm gan A, B, C, trẻ dưới 16 tuổi không cần xét nghiệm, cứ chích đại trà. Còn người lớn nên đi xét nghiệm trước khi tiêm.
Khoảng cách giữa 2 lần chích ngừa là bao lâu? Nếu trễ 1 mũi thì sao?
Tùy theo loại vacxin. Biểu hiện chung thường là sưng, nóng, đỏ, đau ở vùng tiêm, hoặc bị ngứa, nhức đầu, mỏi mệt, đau cơ, đau khớp… Sau khoảng 3-4 ngày là hết. Cũng có trường hợp bị sốc thuốc nhưng rất hiếm. Nếu bị sốc, cần đến nơi tiêm để xử lý tại chỗ, hoặc đến trạm y tế gần nhất để theo dõi; nếu nặng thì nên đưa lên tuyến trên để hội chẩn và điều trị.